Resazine

Đăng bởi Hỏi Thuốc
1 lượt xem
Tên thuốc Resazine
Dạng bào chế Hỗn dịch thụt trực tràng
Đóng gói Hộp 1 lọ 100ml
Nhà đăng ký Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội
Nhà sản xuất Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – VIỆT NAM
Số đăng ký VD-34164-20

1. Thành phần thuốc

Mỗi 1ml có chứa: Mesalazin 10mg

2. Chỉ định:

Viêm loét trực tràng, bệnh Crohn.Cơ chế tác dụngMesalazine là thành phần có hoạt tính của sulfasalazine là chất được sử dụng từ lâu trong Điều trị viên loét đại tràng và bệnh Crohn. Ở bệnh nhân bị bệnh viêm ruột có các biểu hiện như tăng sự di cư của bạch cầu, sản xuất cytokine bất thường, tăng sản xuất chất chuyển hóa acid arachidonic (đặc biệt là leucotriene B4) và tăng hình thành gốc tự do ở mô ruột bị biêm. Mesalazine có tác dụng về dược lý in vitro và in vitro ức chế hóa ứng động bạch cầu, giảm sản xuất cytokine và leucotriene và loại bỏ các gốc tự do. Cơ chế tác dụng của Pentasa chưa được xác định rõ.Dược động học – Hấp thu: Hấp thu thuốc khi dùng đường trực tràng thấp, nhưng phụ thuộc vào liều dùng. Với người tình nguyện khỏe mạnh: uống liều 2g/ ngày ,sự hấp thu khoảng 10%.- Phân bố: Mesalazine và acetyl-mesalazine không đi qua hàng rào máu-não. Sự kết hợp protein của mesalazine khoảng 50% và của acetyl-mesalazine khoảng 80%.- Bài tiết: Cả mesalazine và acetyl-mesalazine được bài tiết qua nước tiểu và phân. Bài tiết trong nước tiểu chủ yếu là acetyl-mesalazine.

3. Liều lượng – Cách dùng

Đối với bệnh ở giai đoạn cấp tính và để phòng ngừa tái phát:Người lớn:Thông thường dùng 1 lọ vào buổi tối lúc đi ngủ.Bệnh nhân cao tuổi:Không cần thiết phải giảm liều, tuy nhiên nên đặc biệt thận trọng kiểm tra chức năng thận. 

4. Tương tác thuốc:

– Dùng đồng thời Pentasa với azathioprine hoặc 6-mercaptopurine có thể làm tăng nguy cơ suy tủy xương (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu/thiếu máu hoặc giảm toàn thể huyết cầu). – Dùng đồng thời với các thuốc khác đã biết gây độc hại thận, như các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và azathioprine, có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng không mong muốn ở thận.

5. Tác dụng phụ:

Các phản ứng phụ thường gặp nhất đã được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng là: nhức đầu (3%), tiêu chảy (3%), buồn nôn (3%), nôn (1%) ,đau bụng (3%), và nổi ban (1%). Thỉnh thoảng có thể có phản ứng quá mẫn cảm và sốt do thuốc. Sau khi dùng đường trực tràng có thể xảy ra các phản ứng tại chỗ như ngứa, khó chịu ở trực tràng và muốn đi tiêu.

6. Chú ý đề phòng:

– Không sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc – Sử dụng thuốc đúng đường dùng và đúng liều dùng – Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan , suy thận, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tham khảo thêm